Trong văn hóa Pandionidae

nhỏ|Ó cá trên tem phát hành năm 1962 của HungaryNisos, vua của Megara trong thần thoại Hy Lạp, đã hóa thành đại bàng biển hoặc ó cá để tấn công cháu ông ta sau khi cô ấy phải lòng Minos, vua của Crete.[43]

Nhà văn La Mã Pliny Già đã viết về cặp ó cá bố mẹ tập cho con chúng bay dưới ánh nắng mặt trời và trừng phạt nếu con chúng thất bại.[44]

Một giai thoại khác đề cập rằng loài chim bắt cá này được ghi nhận trong các tác phẩm của Albertus Magnus và được ghi nhận trong Holinshed's Chronicles rằng nó có một chân có màng và một chân có vuốt.[41][45]

Những người trung cổ cho rằng cá cũng bị mê hoặc bởi ó cá bằng cách ngửa bụng lên để đầu hàng,[41] và điều này được đề cập trong màn 4 cảnh 5 trong tác phẩm Coriolanus của Shakespeare:

I think he'll be to Rome
As is the osprey to the fish, who takes it
By sovereignty of nature.

(Tôi nghĩ anh sẽ ghé Rome
Như loài chim ưng biển bắt cá
Bằng quyền lực của tự nhiên.)

Nhà thơ Ireland William Butler Yeats đã sử dụng hình tượng con ó cá xám bay lang thang để mô tả nỗi buồn trong tác phẩm The Wanderings of Oisin and Other Poems (1889).[44]

Ó cá được mô tả là đại bàng trắng trong lĩnh vực huy chương học,[45] và gần đây hơn là biểu tượng của những phản ứng tích cực đối với thiên nhiên,[41] đã được chọn để in trên hơn 50 loại tem,[46] được sử dụng làm thương hiệu cho các sản phẩm khác nhau và tên của các đội thể thao. (Như Ospreys, một đội thuộc Rugby Union; Missoula Osprey, một đội thuộc tiểu liên đoàn bóng chày; Seattle Seahawks, một đội bóng bầu dục Mỹ; và North Florida Ospreys) hoặc là linh vật (như Springs School Ospreys ở Springs, New York; đội trượt tuyết GeraldtonÚc; Đại học Bắc Florida; Đại học Salve Regina; Đại học Wagner; Đại học Bắc Carolina tại Wilmington; Richard Stockton College; hay Wells International School ở Bangkok, Thái Lan.)[47][48]